Yoga là bộ môn thể thao ngày càng được nhiều chị em phụ nữ tìm đến bởi nhiều tác dụng như: cải thiện tinh thần, tăng sự tập trung, tăng cường sức khỏe thể lực và cải thiện nội tiết tố nữ, làm đẹp da, thon dáng, có thể tự tập ngay tại nhà… Trong chuyên mục hôm nay, samtonu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc 6 bài tập Yoga giúp tăng cường nội tiết tố nữ cho chị em ngày càng trẻ đẹp và xuân sắc hơn. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục
Vì sao phụ nữ bị mất cân bằng thiếu hụt nội tiết tố nữ?
Nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ hay còn gọi là hormone sinh dục nữ là những hormone được buồng trứng sinh ra nhằm giúp cơ thể phát triển hoàn thiện ở tuổi dậy thì đồng thời duy trì sức khỏe sinh sản và sức khỏe thể chất cho người phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành.
Ở phụ nữ có 2 nội tiết tố nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng là estrogen và progesterone, trong đó estrogen được xem là nội tiết tố nữ chính với hàm lượng cao nhất.
Xem thêm: Hormone estrogen có tác dụng gì?
Vì sao phụ nữ bị mất cân bằng thiếu hụt nội tiết tố nữ?
Phụ nữ có thể bị mất cân bằng thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen ở bất kỳ thời điểm nào trong đời. Tuy nhiên, thời điểm sau khi sinh và tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là 2 giai đoạn phụ nữ dễ bị thiếu hụt nội tiết tố estrogen nhất. Nguyên nhân thường do:
Ở phụ nữ sau sinh: buồng trứng ít sản sinh estrogen mà chuyển hướng tập trung sản xuất hormone prolactin kích thích tiết sữa nuôi em bé làm cơ thể nữ giới bị thiếu hụt nội tiết tố đột ngột, từ đó làm chị em xuất hiện các triệu chứng thiếu hụt nội tiết tố nữ sau khi sinh.
Ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh: đây là thời điểm cơ thể lão hóa nhanh, buồng trứng có dấu hiệu suy tàn ít sản xuất estrogen (thời điểm tiền mãn kinh) hoặc không thể sản sinh estrogen (ở thời điểm mãn kinh). Điều này khiến cơ thể phụ nữ trung niên bị thiếu hụt nội tiết tố estrogen trầm trọng, các cơ quan sinh sản không được duy trì ổn định và sức khỏe tổng thể bị giảm sút với các biểu hiện rõ rệt như:
- Khô âm đạo;
- Giảm ham muốn;
- Chu kỳ kinh không ổn định hoặc mất kinh hoàn toàn;
- Dễ cáu giận;
- Khó kiểm soát cảm xúc;
- Bốc hỏa đổ mồ hôi
- Bị nám da nội tiết,
- Nốt tàn nhang,
- Nốt đồi mồi;
- Da nhăn nheo, xám xịt
- …
Yoga có thật sự giúp cải thiện nội tiết tố nữ?
“Yoga có thật sự giúp cải thiện nội tiết tố nữ?” là thắc mắc của khá nhiều chị em phụ nữ khi chưa tập Yoga hoặc đang có ý định tìm đến Yoga.
Thực tế hiện nay cho thấy những người tập luyện Yoga đều đặn mỗi ngày thường có một vóc dáng thon gọn, cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, sức khỏe tốt và luôn đem tới cho người đối diện một cảm giác ” tươi trẻ hơn tuổi”, giàu sức sống và năng lượng tích cực.
Ẩn sâu bên trong đó là bởi khi thực hiện các động tác Yoga, đòi hỏi người tập phải tập trung tác động sâu vào hệ nội tiết tố, các cơ quan nội tạng và hệ cơ – xương – khớp mới có thể giữ được các tư thế Yoga – Asana trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu bạn tập Yoga đều đặn mỗi ngày cũng đồng nghĩa với hệ nội tiết tố nữ và toàn bộ cơ thể của bạn đều được làm khỏe và kích thích hoạt động hiệu quả hơn mỗi ngày. Và khi thời gian duy trì luyện tập đủ lâu (khoảng > 3 tháng) đi kèm với thái độ tập luyện nghiêm túc, đúng kỷ luật bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi rõ dần của cơ thể từ hệ nội tiết, sức khỏe và ngoại hình như:
- Tình trạng khô hạn được cải thiện, cô bé “nhiều nước” hơn.
- Làn da mịn màng hơn
- Môi hồng, sắc thái gương mặt hồng hào có sức sống hơn
- Bắt đầu xuất hiện các múi cơ, mỡ thừa ít hơn, vóc dáng thon gọn hơn.
- Tinh thần tích cực hơn.
- Cơ thể dẻo dai hơn.
- Sức khỏe thể chất được cải thiện rõ rệt.
- …
Dù Yoga mang lại kết quả ở mỗi người có thể khác nhau nhưng bạn vẫn có thể lựa chọn trải nghiệm và cảm nhận nhé.
6 Bài tập Yoga tốt cho nội tiết tố nữ không nên bỏ qua
Dưới đây là 6 bài tập Yoga tốt cho nội tiết tố nữ cơ bản có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, mời chị em cùng tham khảo:
Tư thế đứng gập người – Uttanasana
Lợi ích: Tư thế đứng gập người tác động vào vùng chậu – nơi bao gồm toàn bộ hệ thống sinh sản của nữ giới. Bởi vậy khi thực hiện tư thế đứng gập người sẽ giúp kích thích hệ nội tiết tố hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, tư thế này còn giúp kéo dài cột sống, kéo dài cơ gân kheo, giúp làm săn chắc vùng bụng, bắp đùi.
Cách thực hiện:
Chúng ta bắt đầu từ tư thế đứng thẳng trái núi, hít vào giơ 2 tay lên cao qua đầu.
Thở ra đồng thời siết chặt bụng đùi, đẩy hông mông ra sau, vươn dài cột sống và từ từ cúi gập người sao cho bụng, ngực áp sát vào đùi, phần đầu dần dần di chuyển xuống phía cổ chân.
Giữ sống lưng thẳng, 2 tay có thể đặt ra phía trước song song với chân hoặc nắm vào 2 cổ chân. Giữ trong khoảng 15 – 20 giây thì hít vào và từ từ nâng đầu, ngực, bụng lên trở về tư thế trái núi.
Tư thế rắn hổ mang – Bhujangasana
Lợi ích: Rắn hổ mang là tư thế giúp linh hoạt kéo dài cột sống, hỗ trợ mở vai, mở ngực, làm chắc khỏe cánh tay. Tư thế này cũng tác động vào tuyến thượng thận và hệ nội tiết giúp hỗ trợ làm tăng cường estrogen cho chị em phụ nữ.
Cách thực hiện:
Nằm trên thảm ở tư thế nằm sấp, 2 chân mở rộng bằng hông, 2 tay đặt song song 2 bên ngực sao cho từ cổ tay đến khuỷu tay thẳng hàng và vuông góc với thảm, cúi đầu cho trán chạm thảm.
Hít vào, vuốt 2 bàn chân, siết chặt đùi và chống tay vươn người lên giống như con rắn hổ mang. Lưu ý áp sát 2 khuỷu tay vào mạn sườn, đẩy ngực về trước, kéo 2 vai về sau, giữ đầu cổ thẳng, mắt nhìn thẳng.
Giữ trong 10 – 20 giây thì thở ra và hạ người xuống về tư thế nằm sấp.
Tư thế chó úp mặt – Adho Mukha Svanasana
Lợi ích: Tư thế chó úp mặt tác động mạnh vào vùng bụng, vùng chậu, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và kích thích hệ nội tiết tố nữ hoạt động khỏe mạnh, từ đó giúp tăng cường và cân bằng nội tiết tố nữ estrogen một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, tư thế chó úp mặt cũng được xem là một “tư thế vua” trong hiệu quả làm kéo giãn cơ gân kheo và làm tăng sức mạnh cho toàn bộ cơ thể.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị ở tư thế cái bàn, 2 chân mở rộng bằng hông, 2 tay mở rộng bằng vai, từ hông xuống đầu gối và từ vai xuống cổ tay đều nằm trên một đường thẳng tạo thành một góc vuông với thảm tập.
Hít vào, siết chặt bụng đùi và đẩy hông mông lên cao để vào tư thế chó úp mặt.
Điều chỉnh đẩy lực từ 2 cổ tay lên đến vai, từ vai đẩy lên hông mông, hạ thấp vai, giữ sống lưng thẳng, đầu cổ thả lỏng, mắt nhìn thẳng, chân có thể trùng nhẹ hoặc nếu được thì duỗi thẳng.
Giữ trong 10 – 20 giây hít thở đều sau đó thở ra và thu người ngồi trên 2 mông ở tư thế em bé nghỉ ngơi.
Tư thế cánh bướm – Baddha Knonaasana
Lợi ích: Giúp cải thiện nội tiết tố nữ nhờ tác động trực tiếp vào vùng chậu. Tư thế cánh bướm cũng tác động mạnh đến vùng hông háng, giúp làm linh hoạt khớp hông, khớp háng.
Cách thực hiện:
Bạn hãy ngồi thẳng lưng, đặt 2 bàn chân áp vào nhau và kéo sát 2 chân về phần gần vùng chậu nhất có thể. Dùng 2 bàn tay nắm lấy 2 bàn chân sau đó nâng 2 chân lên xuống giống như cánh bướm đang vẫy. Thực hiện 30 – 35 cái thì ngừng. Tư thế này luôn hít thở điều hòa.
Tư thế lạc đà – Ustrasana
Lợi ích: Khi giữ thế ở tư thế lạc đà cũng đồng nghĩa với bạn đang tác động sâu vào hệ nội tiết tố nữ, làm tăng cường nội tiết tố nữ, cải thiện tình trạng suy giảm estrogen nhờ việc siết chặt vùng chậu, bụng, đùi. Ngoài ra, tư thế lạc đà cũng là một asana giúp kéo dài cột sống, mở vai ngực, làm săn chắc cho vùng bụng, đùi; giúp da sáng mịn màng hơn.
Cách thực hiện.
Chuẩn bị ngồi ở tư thế kim cương ngồi gập 2 chân sao cho 2 mông chạm vào 2 gót chân.
Hít vào, vươn người lên sao cho từ đầu đến 2 đầu gối thẳng hàng, chống 2 gót chân và vung tay theo hình tròn. Thở ra, ngả người về sau, kéo dài cột sống đẩy ngực về trước đồng thời 2 tay vòng ra sau chạm vào 2 gót chân, không thả lỏng đầu cổ. Mắt nhìn thẳng.
Giữ thế trong 10 – 20 giây thì hít vào bung 2 tay vòng về trước và ngồi ở tư thế kim cương. Tiếp tục thở ra đan 2 bàn tay đẩy mạnh về trước, cuộn gù lưng trên, mắt nhìn về rốn. Giữ hít thở khoảng 10 – 15 giây buông tay ngồi thẳng người.
Tư thế con thuyền – Navasana
Lợi ích: Cũng giống 5 tư thế trên, tư thế con thuyền tác động mạnh vào ổ bụng dưới – nơi chứa các cơ quan sinh sản nữ, nhờ đó giúp làm mạnh và săn chắc cho vùng bụng, kích thích hệ nội tiết tố hoạt động tốt hơn. Navasana cũng là động tác Yoga làm mạnh cơ lõi và tăng khả năng thăng bằng, sự tập trung của cơ thể.
Cách thực hiện:
Chúng ta ngồi giữa thảm, giữ cho sống lưng thẳng, 2 tay cầm lấy 2 cổ chân. Hít vào, siết chặt bụng và giơ 2 chân lên cao nhất có thể. Lưu ý luôn siết chặt bụng và giữ thẳng sống lưng, đầu cổ thẳng, mắt nhìn thẳng. Giữ và hít thở đều trong 10 – 20 giây thì thở ra và buông tay, hạ chân xuống thảm.
Xem thêm:
Trên đây là 6 bài tập giúp tăng cường nội tiết tố nữ có thể tự luyện tập tại nhà. Hi vọng, chị em sẽ tìm cho mình được những bài tập Yoga phù hợp. Nếu có những thắc mắc liên quan về vấn đề nội tiết tố nữ, chị em hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Ý kiến của bạn