3 Biểu hiện nội tiết kém khi mang thai – Mẹ bầu cần nắm rõ

18 views

Thiếu hụt nội tiết ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ sắc đẹp, sức khỏe mà còn cả sinh lý của người phụ nữ. Với phụ nữ mang thai thì nội tiết tố kém lại là vấn đề hết sức quan tâm. Vậy biểu hiện nội tiết tố kém khi mang thai là như nào, cần tìm sớm dấu hiệu nhận biết để khắc phục và có hướng điều trị sớm tránh các rủi ro.

Vai trò của nội tiết tố khi mang thai

Estrogen và progesterone là những hormone chính của thai kỳ. Một người phụ nữ sẽ sản xuất nhiều estrogen trong một lần mang thai hơn là trong suốt cuộc đời khi không mang thai. Sự gia tăng estrogen trong thời kỳ mang thai cho phép tử cung và nhau thai:

  • Cải thiện mạch máu (sự hình thành các mạch máu)
  • Chuyển chất dinh dưỡng
  • Hỗ trợ em bé phát triển
  • Giúp kích thích tiết prolactin
  • Thúc đẩy các cơn co thắt tử cung khi em bé đủ tháng.

Ngoài ra, estrogen được cho là có vai trò quan trọng giúp thai nhi phát triển và trưởng thành.

Đọc chi tiết: Vai trò của estrogen với phụ nữ

Nội tiết tố khi mang thai thay đổi như nào?

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể bạn trải qua những thay đổi lớn về nội tiết tố. Điều này khác với sự mất cân bằng nội tiết tố. Cùng xem cụ thể nội tiết tố thay đổi như nào trong quá trình mang thai để đáp ứng với vai trò của nó như đã nhắc ở mục trên nhé.

Ngay sau khi trứng được thụ tinh làm tổ, cơ thể bạn bắt đầu sản xuất hormone thai kỳ, human Chorionic Gonadotrophin (hCG), sẽ giữ cho nang trứng trống hoạt động. Nó tiếp tục sản xuất các hormone estrogen và progesterone để ngăn không cho niêm mạc tử cung bị rụng, cho đến khi nhau thai (chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà phôi thai cần) đủ trưởng thành để duy trì thai kỳ.

Progesterone trong thai kỳ luôn cao hơn mức estrogen. Progesterone giữ cho tử cung không co bóp và khuyến khích sự phát triển và duy trì các mạch máu và các tuyến trong niêm mạc tử cung.

Khi trứng được thụ tinh sẽ tự làm tổ vào niêm mạc tử cung, nó sẽ bắt đầu tạo ra nhau thai. Khi được hình thành đầy đủ, nhau thai sản xuất estriol từ tiền chất androgen trong gan của thai nhi.

Hơn 90% estrogen đi vào tuần hoàn của mẹ thông qua đơn vị thai nhi. Nghiên cứu cho thấy rằng trong suốt quá trình mang thai khỏe mạnh, một phụ nữ sản xuất nhiều estrogen như một phụ nữ không mang thai trong 150 năm.

Nhìn chung, estrogen trong thai kỳ gây ra sự phát triển và thay đổi xảy ra trong tử cung, cổ tử cung, âm đạo và vú của người mẹ. Nó cũng gây ra những thay đổi đáng kể trong quá trình trao đổi chất của cơ thể mẹ liên quan đến sự cân bằng muối và nước, sự bài tiết insulin và khả năng phân hủy đường và carbohydrate.

Cuối cùng, estrogen hỗ trợ kích thích bài tiết prolactin, được sử dụng để sản xuất sữa.

Khi em bé sẵn sàng chào đời, một số yếu tố thúc đẩy các cơn co thắt tử cung, trong đó nồng độ estrogen tăng mạnh được cho là một trong số đó.

Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ cao của estrogen trong giai đoạn cuối thai kỳ ngăn chặn ảnh hưởng “làm dịu” của progesterone nhau thai.

Hơn nữa, có một sự gia tăng rõ rệt của estrogen bắt đầu khoảng 24 giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ. Sự nâng cao này thúc đẩy việc sản xuất các thụ thể oxytocin trong các tế bào cơ trơn của tử cung, thúc đẩy các cơn co thắt.

Như nào được gọi là nội tiết tố kém khi mang thai?

Vốn dĩ khi mang thai cơ thể đã có những ảnh hưởng do nội tiết tố thay đổi, điều này ở các biểu hiện như sau:

  • Xuất hiện nám nội tiết- hay còn được gọi là mặt nạ thai kỳ: một biểu hiện được cho là nét đặc trưng ở phụ nữ mang thai.
  • Chuột rút
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu

Những biểu hiện trên là hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai. Tùy vào từng người mà mức độ hay tần xuất những biểu hiện triệu chứng trên nhẹ hay ít.

Vậy như nào gọi là nội tiết tố kém ở thai kỳ?

Trong một số trường hợp nội tiết tố ở người mẹ cho là kém. Để xác định bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện cũng như cho tiến hành xét nghiệm các chỉ số hormone nội tiết. Nguyên nhân gây ra nội tiết tố kém khi mang thai thường là do tuổi cao, sử dụng thuốc tránh thai, do tâm lý, ảnh hưởng từ môi trường, do vệ sinh không đúng cách, chế độ dinh dưỡng hay mắc phải các bệnh lý.

Nếu nội tiết tố kém, không chỉ ảnh hưởng đến thể chất của người mẹ mà còn sự phát triển thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Và bởi vì estrogen giúp xây dựng niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho quá trình làm tổ, sự mất cân bằng estrogen có thể gây sảy thai nếu trứng không bám vào đúng cách.

Trong trường hợp người mẹ gặp phải tình trạng nội tiết kém khi mang thai có thể dẫn đến:

  • Thai nhi phát triển chậm, có nguy cơ sinh non
  • Nguy cơ người mẹ bị thai ngoài tử cung, thai chết lưu, sảy thai…

Đọc thêm về: Suy giảm nội tiết tố

Biểu hiện nội tiết kém khi mang thai

Về biểu hiện nội tiết tố kém khi mang thai người ta phân ra các biểu hiện với các trường hợp thiếu nội tiết tố tương ứng như biểu hiện khi thiếu nội tiết tố estrogen, progesterone và hCG

Biểu hiện hiếu hụt nội tiết tố hCG

Thiếu nội tiết tố hCG sẽ dẫn tới hiện tượng sảy thai

HCG là hormone thai kỳ được cơ thể tiết xuất ngay sau khi người phụ nữ thụ thai. Nó cũng sẽ đồng hành suốt quá trình nhau thai bám vào thành tử cung. Đây cũng chính là lý do các bác sĩ cho rằng việc xét nghiệm nội tiết tố hCG sẽ giúp bạn biết chính xác mình đã có thai hay chưa, cũng như dựa vào nồng độ của hormone này mà biết được tuần thai tương ứng.

HCG là loại hormone có vai trò quan trọng trong thai kỳ. Ngoài ra, nội tiết tố HCG còn giúp cơ thể người mẹ duy trì hoàng thể, tự tổng hợp Progesterone và hormone Estrogen cũng như hỗ trợ nội mạc tử cung để phát triển thai nhi. Nếu thiếu nội tiết tố kể trên sẽ dẫn tới hiện tượng sảy thai.

Biểu hiện khi thiếu nội tiết tố estrogen

Xuất hiện nám nội tiết khi mang thai còn được gọi là mặt nạ thai kỳ

Hormone estrogen này có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tử cung, tuyến vú và sự đàn hồi của các cơ liên kết. Và nhờ loại tiết tố này mà cơ thể mẹ bầu nhanh chóng tạo ra môi trường tốt nhất, cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Ngoài ra, hormone Estrogen còn tham gia mạnh mẽ vào quá trình tiết sữa ở cuối thai kỳ. Nếu thiếu nó mẹ bầu sẽ thiếu sữa non và không cung cấp đủ sữa cho em bé sau khi chào đời. Có nhiều nghiên cứu nói rằng nội tiết tố estrogen cũng quyết định lớn đến sự phát triển của thai nhi và sự thuận lợi trong quá trình sinh nở của người mẹ.

Biểu hiện thiếu estrogen:

  • Không thấy sự phát triển của ngực như không thấy ngực lớn hơn, không có dấu hiệu căng tức và đau
  • Da rất khô, mất đàn hồi, nhăn nheo hoặc chảy xệ
  • Da xuất hiện nhiều nám (nám nội tiết), sạm, tàn nhang quá mức.
  • Tóc khô, xơ, dễ gãy rụng có thể thành rụng thành búi.
  • Mẹ bầu rất dễ cáu gắt, trầm cảm, lo âu không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung

Đọc thêm: Bổ sung estrogen khi mang thai

Biểu hiện thiếu nội tiết tố progesterone

Mất ngủ thường xuyên khi mang thai là một trong những biểu hiện nội tiết kém

Nội tiết tố progesterone được tiết ra từ hoàng thể và có vai trò duy trì sự sống cho thai nhi, ức chế quá trình chín và những cơn co bóp ở cổ tử cung. Chính vì thế mà, nội tiết tố này có thể ngăn cản quá trình tự hủy của tế bào mang bào thai cùng bảo vệ thai nhi an toàn trong suốt thai kỳ. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu thiếu hụt Progesterone thì mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non.

Biểu hiện khi thiếu nội tiết tố progesterone:

  • Thường xuyên mất ngủ khi mang thai
  • Thường xuyên bị đau đầu hoặc đau nửa đầu
  • Tích tụ nước ở chân và tay
  • Thiếu nội tiết progesterone sẽ làm giảm sự tiêu hao chất béo làm mẹ bầu dễ thèm ăn, từ đó khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát
  • Tâm lý căng thẳng, bất an, stress, dễ cáu gắt.

Ngoài ra, sẽ còn nhiều dấu hiệu khác để nhận biết nội tiết tố kém khi mang thai. Để biết chính xác mức độ thiếu hụt thì mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và làm những xét nghiệm để đưa ra các kết luận chuyên sâu hơn.

Cách khắc phục tình trạng nội tiết tố kém khi mang thai

Trong quá trình mang thai mẹ bầu cần phải bổ sung các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi và duy trì sức khỏe cơ thể để không xảy ra tình trạng thiếu hụt nồng độ progesterone sẽ cản trở quá trình đốt cháy chất béo và khó kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Đảm bảo chế độ đinh dưỡng cải thiện nội tiết tố khi mang thai

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Thông qua một số thực phẩm tăng nội tiết tố mẹ bầu cũng bổ sung được một lượng estrogen nhất định giúp giảm nguy cơ thiếu hụt. Một số thực phẩm được khuyên dùng gồm: rau xanh, các loại hạt, thịt gà, trứng gà, cá hồi, ngũ cốc, bơ…

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế đồ uống có ga, chứa cồn, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ cay nóng…

Tham khảo nguồn: Thực phẩm bổ sung estrogen

Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh

Một số thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt, sở thích cũng góp phần cải thiện tình trạng nội tiết tố kém khi mang thai. Chị em nên:

  • Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, buồn bực
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp đặc biệt là yoga, đi bộ nhằm kích thích cơ thể sản sinh estrogen, ổn định sức khỏe.
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc tránh thức quá khuya.

Tuân theo chỉ định của bác sĩ

Những vấn đề về nội tiết tố kém khi mang thai cần được thăm khám và chỉ định điều trị trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa. Bạn cần phải tuân theo chỉ định cảu bác sĩ. Trong một số trường hợp cần phải dùng thuốc. Những thuốc này cần phải kê đơn và theo dõi từ bác sĩ.

Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thai nhi và quá trình phát triển của bé sau này. Ngay khi đón nhận tin vui, các mẹ hãy chú ý bổ sung dinh dưỡng, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để tránh tình trạng nội tiết kém khi mang thai.

Tham khảo:

  • https://menopausehealthmatters.com/noi-tiet-to-kem-khi-mang-thai/
  • https://www.shecares.com/hormones/estrogen/pregnancy
ĐẶT MUA SÂM NHUNG TỐ NỮ TUỆ LINH

Giá bán: 250.000đ/ hộp 30 viên

Nhập thông tin đặt hàng của bạn tại đây:
hộp
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn