Estrogen cao (cường estrogen) – Làm sao để hạ thấp an toàn?

9 views

Estrogen cao là hiện tượng hàm lượng estrogen có trong máu cao quá mức dẫn đến sự dư thừa estrogen trong cơ thể. Nếu kéo dài và không được cải thiện kịp thời, estrogen cao có thể gây ra những hệ lụy không nhỏ tới cả sức khỏe sinh sản, sức khỏe thể chất của phụ nữ và cả nam giới.

Estrogen cao (cường estrogen) là gì?

Để giải thích rõ hơn hiện tượng estrogen cao ở phụ nữ và nam giới, trước tiên samtonu.vn mời bạn đọc hiểu một thuật ngữ có liên quan là: chỉ số estrogen trung bình (ngưỡng estrogen trung bình) ở người có sức khỏe bình thường và ổn định.

Chỉ số estrogen trung bình ở một người khỏe mạnh là bao nhiêu?

Estrogen là hormone sinh dục có ở cả nữ giới và nam giới. Vì nam giới chỉ có hàm lượng estrogen rất nhỏ so với nam giới nên chỉ số estrogen trung bình ở nam và nữ giới cũng sẽ khác nhau.

Chỉ số estrogen trung bình ở một người khỏe mạnh là bao nhiêu?

Theo số liệu từ Phòng thí nghiệm Y tế Bệnh viện Mayo Clinic (tại Mỹ), chỉ số Estradiol (E2) – một phân loại chính của estrogen trong máu của một người phụ nữ bình thường khỏe mạnh sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm chu kỳ kinh nguyệt:

  • Ngưỡng Estrogen trung bình trước thời điểm rụng trứng: từ khoảng 46 – 407 pmol/l (**).
  • Ngưỡng Estrogen trung bình trong thời điểm rụng trứng: từ khoảng 315 – 1828 pmol/l
  • Ngưỡng Estrogen trung bình sau thời điểm rụng trứng: từ khoảng 161 – 774 pmol/l.

Ở bé gái tuổi dậy thì và phụ nữ tuổi trung niên ngưỡng Estrogen trung bình có thể giao động thấp hơn. Estrogen trung bình ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh  từ khoảng 18.4 – 201 pmol/l và ở bé gái tuổi dậy thì khoảng từ 20 – 350 pmol/l.

Cũng theo số liệu từ Bệnh viện Mayo Clinic, chỉ số estrogen trung bình ở một nam giới có sức khỏe bình thường sẽ vào khoảng 28 – 156 pmol/l.

(**) Phạm vi này được tính bằng picogram trên mililit (pg/mL) hoặc picromol trên lít (pmol/L).

Estrogen cao (cường estrogen) là gì?

Estrogen cao còn có tên gọi khác là cường estrogen, estrogen thống trị, là thuật ngữ ám chỉ một người có hàm lượng estrogen trong cơ thể cao vượt ngưỡng trung bình, từ đó gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố – dư thừa hormone estrogen.

Cường estrogen có thể xảy ra ở cả nữ giới và nam giới, trong đó tỉ lệ nữ giới bị estrogen cao chiếm % nhiều hơn.

Các biểu hiện estrogen cao ở nữ giới và nam giới

Estrogen tăng cao ở nữ giới thường có các biểu hiện như:

Estrogen cao gây rối loạn kinh nguyệt

Estrogen cùng với progestrogen được coi là 2 hormone sinh dục chính giúp làm hình thành chu kỳ kinh nguyệt đều đặn ở người phụ nữ. Trước và trong thời điểm rụng trứng, estrogen và progestrogen được cơ thể kích thích sản sinh với hàm lượng lớn để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh thành công và mang thai, nuôi bào thai phát triển khỏe mạnh (nếu có).

Khi trứng rụng và không được thụ tinh thành công, cơ thể sẽ tự động giảm đột ngột hàm lượng estrogen và progestrogen khiến các niêm mạc tử cung bị bong ra và hòa với máu, dịch nhầy để tạo thành máu kinh. Đồng thời lúc này estrogen cũng có nhiệm vụ kích thích co bóp cơ tử cung đẩy máu kinh ra bên ngoài, từ đó làm hình thành chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt – một biểu hiện của estrogen cao

Nhưng trường hợp phụ nữ bị estrogen cao và dư thừa sẽ gây rối loại nội tiết tố estrogen trong cơ thể, từ đó khiến chu kỳ nguyệt san không ổn định dẫn tới rối loạn kinh nguyệt với các hiện tượng thường gặp như: rong kinh, mất kinh (một hoặc nhiều tháng liên tiếp); có chu kỳ kinh hàng tháng nhưng lượng máu kinh không đều…

Giảm ham muốn, giảm sinh lý

Estrogen tác động đến âm đạo và cổ tử cung tiết dịch nhầy giúp “cô bé” ẩm ướt để “cuộc yêu” thăng hoa cảm xúc và dễ thỏa mãn hơn. Tuy nhiên, hiện tượng cường estrogen khiến âm đạo rối loạn hoạt động và trở nên khô, khi quan hệ bị đau rát từ đó làm xuất hiện các triệu chứng như: phụ nữ dễ mất cảm xúc, bị giảm ham muốn và sinh lý nữ.

Bị tăng cân

Tăng cân cũng là một dấu hiệu estrogen cao thường gặp ở phụ nữ.

Ngoài được sản sinh từ buồng trứng và tuyến thượng thận, Estrogen trong cơ thể nữ giới cũng có thể được sinh ra từ sự chuyển hóa các chất béo và tế bào mỡ dư thừa trong cơ thể. Vì vậy, nếu bạn có cân nặng lớn hoặc bị tăng cân quá nhanh, hãy cẩn thận bởi bạn có thể có nguy cơ bị cường estrogen.

Người béo phì dễ có nồng độ estrogen cao hơn người bình thường

Rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ, khó ngủ là một dấu hiệu ngầm cảnh báo bạn có thể bị estrogen cao.

Trong cơ thể, ngoài hệ sinh sản, estrogen còn có tác dụng ổn định đến hệ thần kinh, não bộ, sức khỏe tim mạch, xương khớp… Khi nồng độ estrogen tăng cao trong cơ thể sẽ gây tác động không tốt đến hệ thần kinh làm rối loạn giấc ngủ của phụ nữ với các biểu hiện như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, mất ngủ…

Suy giảm trí nhớ

Không chỉ gây ra các vấn đề về giấc ngủ, estrogen cao còn làm ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, khiến phụ nữ bị mất trí nhớ, khó tập trung khi làm một việc gì đó. Nếu để lâu và không được cải thiện nó có thể trở thành một nguyên nhân tác động làm hình thành bệnh Alzheimer.

Cảm xúc thất thường

Nhiều phụ nữ bị estrogen tăng cao cho biết họ có cảm giác khó điều khiển cảm xúc, dễ bị tác động ngoại cảnh làm cảm xúc thay đổi thất thường như: dễ nổi nóng, dễ cáu giận, dễ vui, dễ buồn… mà không rõ lý do. Mặc dù đã cố gắng tự điều chỉnh lại cảm xúc nhưng hiệu quả đem lại chưa cao.

Estrogen cao khiến phụ nữ buồn vui thất thường (ảnh minh họa)

Một số biểu hiện khác

Ngoài các dấu hiệu trên, estrogen cao còn có thể gây ra một số triệu chứng khác ở phụ nữ như:

  • Tóc yếu và dễ gãy rụng.
  • Có cảm giác như trầm cảm hoặc lo lắng bất an.
  • Stress.
  • Nhức đầu.
  • Bụng đầy hơi, khó chịu vùng bụng.
  • Có thể bị sưng đau ở vùng ngực hoặc cảm giác có khối u vú (ít xảy ra).

Lưu ý: Các triệu chứng estrogen cao ở nữ giới có thể giống và bị nhầm lẫn với các biểu hiện thiếu hụt estrogen, nên nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, phụ nữ rất khó đoán định chính xác bản thân có đang bị cường estrogen hay không? Vậy nên, khi phát hiện các dấu hiệu không bình thường của cơ thể, chị em nên tiến hành xét nghiệm nội tiết để biết chính xác nồng độ estrogen hiện tại có ở mức cao hay không?

Dấu hiệu cường estrogen ở nam giới:

Nam giới bị cường estrogen có thể làm xuất hiện các triệu chứng như:

Estrogen cao gây rối loạn cương dương ở nam giới (ảnh minh họa)

  • Rối loạn cương dương
  • Kích thước vú to hơn bình thường (nữ hóa tuyến vú).
  • Bầu ngực không săn chắc.

Estrogen cao có nguyên nhân do đâu?

Estrogen tăng cao và thống trị thường gây ra bởi các nguyên nhân như:

– Do buồng trứng kích thích sản sinh quá nhiều estrogen đồng thời hạn chế sản sinh các hormone sinh dục khác như: progesterone; testosterone; FSH; LH…

– Do tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc có tác dụng có thể tác động gây cường estrogen như: thuốc tránh thai nội tiết tố; thuốc kháng sinh; một số loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần, ổn định cảm xúc như thuốc Phenothiazines.

– Do sử dụng thảo dược tăng cường estrogen tự nhiên một cách quá đà.

– Do cơ thể mắc một số bệnh lý như: Béo phì, bệnh gan, u buồng trứng…

– Yếu tố di truyền (tỉ lệ thấp).

Estrogen cao gây hậu quả gì?

Estrogen cao trong ngưỡng cho phép giúp phụ nữ có hàm lượng nội tiết tố nữ tốt trong cơ thể, từ đó giúp duy trì ổn định sức khỏe và sinh lý nữ; giúp kéo sắc đẹp và nét xuân cho chị em.

Nhưng nếu estrogen cao quá ngưỡng an toàn (và không được cải thiện sớm) thì nó lại gây tác dụng ngược làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, thậm chí nó còn được xem là tác động nhân làm phát sinh một số bệnh lý như:

Estrogen cao tác động làm hình thành cục máu đông nếu không được cải thiện

  • Có thể tác động làm phát sinh cục máu đông.
  • U vú lành tính.
  • Làm tăng nguy cơ gây ung thư vú.
  • Tăng nguy cơ gây ung thư buồng trứng.
  • Bệnh lý tuyến giáp (tuyến giáp lành tính hoặc ung thư tuyến giáp)
  • Đột quỵ.
  • Đau tim.
  • Trầm cảm (thường gặp ở nam giới).

Cường estrogen – Làm sao để hạ thấp an toàn?

Để hạ thấp estrogen trong cơ thể, bạn nên bắt đầu từ việc áp dụng các thói quen tốt, có chế độ ăn uống phù hợp mỗi ngày để cân bằng nội tiết tố estrogen một cách tự nhiên. Trong một số trường hợp estrogen tăng cao quá mức có thể thăm khám và sử dụng các loại thuốc cân bằng estrogen.

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp bạn có một vóc dáng đẹp, một cơ thể khỏe mạnh mà còn là cách giúp “đốt bỏ estrogen thống trị” hiệu quả.

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cải thiện estrogen cao

Để bắt đầu hành trình làm giảm estrogen an toàn tại nhà, bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hãy lựa chọn một số môn tập nâng cao cả về thể lực và trí lực giúp hạ thấp và cân bằng estrogen như: tập Thiền; Yoga; hoặc các môn tập làm săn chắc vóc dáng đang thịnh hành hiện nay như: tập Gym; tập Aerobic;… hoặc đơn giản là đi bộ, chạy bộ; hít đất; thụt dầu… mỗi ngày.

Tăng cường ăn các thực phẩm chay

Ăn chay với sự dung nạp các loại rau xanh chất xơ hàng ngày không chỉ giúp cơ thể giảm bớt lượng cholesterol mà còn giúp phụ nữ khỏe mạnh hơn, có năng lượng sống tươi mới, có suy nghĩ thiện lành và tích cực hơn.

Chị em nên lựa chọn ăn chay với với các thực phẩm giàu chất xơ nhưng chứa ít phytoestrogen (một phân loại estrogen thực vật) như: các loại rau lá có màu xanh, măng tây, hành tây, cà rốt, khoai tây, chuối, táo hoặc các hạt ngũ cốc nguyên chất hạt như: hạt bí đỏ, hạt điều…

Ăn nhiều rau xanh để hỗ trợ điều trị cường estrogen

Hạn chế ăn các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ với hàm lượng đạm cao nên khi ăn thường xuyên sẽ khiến tình trạng cường estrogen của bạn tồi tệ hơn với số cân nặng tăng “chóng vánh” và nguy cơ mắc các bệnh lý cao hơn.

Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe và làm giảm estrogen trong cơ thể một cách tự nhiên, bạn nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như:

  • Thịt chó,
  • Thịt bò,
  • Thịt cừu,
  • Thịt dê,
  • Thịt ngựa,
  • Thịt lợn…

“Tránh xa” thức ăn nhanh và đồ uống chứa chất kích thích

Các sản phẩm thức ăn nhanh gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người nói chung và khiến cho tình trạng estrogen cao ở phụ nữ trở lên tồi tệ hơn khi sử dụng thường xuyên. Muốn làm giảm và cân bằng estrogen tại nhà thì buộc bạn cần tránh xa các loại thức ăn nhanh và các đồ uống kích thích như:

Hãy tránh xa rượu nếu bạn muốn hạ thấp estrogen an toàn

  • Xúc xích
  • Thịt nguội
  • Giăm bông
  • Các loại bánh ăn vặt chiên qua dầu mỡ: bánh rán, bánh tráng; bánh ngô; bánh chuối…
  • Các loại bánh ngọt nhân tạo: bánh nướng, bánh gato, bánh kem…
  • Nước ngọt có gas
  • Rượu
  • Bia
  • Cafe
  • Thuốc lá

Không thức khuya, ngủ đủ giấc

Đi ngủ sớm từ khoảng 22h – 23h30 và ngủ đủ giấc ít nhất 7h – 8h mỗi ngày là một thói quen tốt để duy trì cơ thể khỏe mạnh, giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng mệt mỏi và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mà chị em nên áp dụng mỗi ngày.

Điều trị estrogen bằng thuốc

Với một số trường hợp phụ nữ có nồng độ estrogen quá cao thì các bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc việc kê đơn thuốc uống giúp điều trị estrogen cao. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng thuốc thường gây ra các tác dụng phụ nên chị em cần tìm hiểu kỹ cũng như xin lời tư vấn từ bác sĩ điều trị để có lựa chọn điều trị phù hợp cho bản thân khi bị cường estrogen.

★★ Tin liên quan:

ĐẶT MUA SÂM NHUNG TỐ NỮ TUỆ LINH

Giá bán: 250.000đ/ hộp 30 viên

Nhập thông tin đặt hàng của bạn tại đây:
hộp
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn