Tên tiếng Việt: Sâm tố nữ
Tên khoa học: Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat.
Tên khác: Sắn dây củ tròn, Kwao Krua, Kwao Krua Kwao, White Kwao Krua, trong đó tên White Kwao Krua là tên trong các tài liệu khoa học.
Họ: Đậu (Fabaceae)
Hình 1: Sâm tố nữ (Pueraria mirifica)
- Thông tin khoa học:
- Tên khoa học: Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat.
- Tên khác: Sắn dây củ tròn, Kwao Krua, Kwao Krua Kwao, White Kwao Krua, trong đó tên White Kwao Krua là tên trong các tài liệu khoa học.
- Họ: Đậu (Fabaceae).
- Mô tả cây:
Sâm tố nữ- sắn dây củ tròn là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10 m. Rễ phát triển thành củ tròn, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy.
Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy, mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.
- Phân bố:
Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, Myanmar cách đây 800 năm. Hiện nay, loài cây này phân bố chủ yếu trong các khu rừng rụng lá ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc Thái Lan, Myanma, Ấn Độ.
Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, Sâm tố nữ vẫn được sử dụng phổ biến ở Thái Lan như một phương thuốc bí truyền giúp cải lão hoàn đồng với tác dụng làm đẹp da, đen tóc, tăng tuần hoàn máu, cải thiện trí nhớ và duy trì sinh lí cho phụ nữ.
Tại Việt Nam, năm 2011, trong một chuyến điều tra khảo sát nguồn tài nguyên cây thuốc tại Bản Cá – Sơn La, Cử nhân Ngô Văn Trại – Nguyên cán bộ Viện Dược Liệu Trung Ương đã tình cờ phát hiện thấy sự có mặt của Sâm tố nữ trong khu vực sinh sống của người dân tộc Thái trắng.
Qua điều tra thăm hỏi, được biết những người phụ nữ Thái sinh sống tại đây thường xuyên dùng củ Sâm tố nữ này đắp mặt, sắc lấy nước uống để giúp tóc dài mềm mại, da dẻ mịn màng, eo thon và tăng khả năng sinh đẻ.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam còn phát hiện ra giống Sâm này phân bố ở các tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam như Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang và một số huyện miền núi của Thanh Hóa và Nghệ An. Tuy nhiên, do phần củ làm thuốc, vì vậy sau khi khai thác thì cây không còn khả năng tái sinh.
Cùng với nhu cầu sử dụng gia tăng ngày một lớn, hiện nay loài cây này trở nên rất quý hiếm và hiếm gặp ở Việt Nam. Đứng trước thực trạng báo động này, bắt đầu từ cuối năm 2017, công ty TNHH Tuệ Linh đã đầu tư nghiên cứu và phát triển hàng chục hecta các vùng trồng Sâm tố nữ theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại vùng Tây Bắc Việt Nam.
Hình 2: Vùng trồng Sâm tố nữ sạch, theo tiêu chuẩn GACP-WHO của công ty TNHH Tuệ Linh
- Bộ phận dùng
Rễ củ
- Thành phần hóa học:
Các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất 17 hoạt chất có tác dụng oestrogen trong sâm tố nữ, bao gồm:
- 10 isoflavonoid (daizein, genistein, kwakfurin, daidzin, genistin, puerarin…),
- 4 coumestan (coumestrol, mirificouestan, miricoumestan hydrate, miricoumestan glycol)
- và 3 chromen (miroestrol, isomiroestrol, deoxymiroestrol).
Tất cả các chất này đều có cấu trúc tương tự 17β-estradiol. Trong đó, 2 chất miroestrol và deoxymiroestrol, với hàm lượng 2-3mg trong 100mg bột rễ P.mirifica khô, chính là 2 hoạt chất có hoạt tính oestrogen mạnh nhất trong tất cả các oestrogen có nguồn gốc từ thực vật, với hoạt tính oestrogen lần lượt mạnh gấp 1000 và 10000 lần so với mầm đậu nành.
Cũng trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn nhận thấy: Hoạt chất Deoxymiroestrol tuy rất quý nhưng hàm lượng trong Sâm tố nữ lại không nhiều. Chưa kể đến, nó dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao và tạo thành chất kém hoạt tính hơn. Do đó, để ứng dụng Sâm tố nữ vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ cần phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng các phương pháp chiết xuất nhóm phytoestrogen, đặc biệt là Deoxymiroestrol và Miroestrol của loài Sâm này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, năm 2017, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành “Nghiên cứu quy trình chiết xuất và phân lập các hoạt chất chính trong Sâm tố nữ”. Đề tài đã thu được những kết quả vô cùng khả quan:
- 1. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đã chiết tách và phân lập thành công được hai hoạt chất phytoestrogen mạnh nhất từ Sâm tố nữ là Miroestrol và Deoxymiroestrol;
- 2. Xây dựng thành công quy trình chiết xuất phân đoạn giàu phytoestrogen từ Sâm tố nữ;
- 3, Đặc biệt hơn, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện ra: Sâm tố nữ Việt Nam cho hàm lượng hoạt chất Deoxymiroestrol và Miroestrol cao gấp 5,8 lần và 7,2 lần mẫu Sâm tố nữ Thái Lan.
Hình 3: Kết quả thử nghiệm hàm lượng Miroestrol và Deoxymiroestrol trong Sâm tố nữ Việt Nam và Thái Lan
Từ kết quả nghiên cứu trên, Viện Hóa học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chuyển giao độc quyền quy trình chiết xuất Sâm tố nữ cho công ty TNHH Tuệ Linh để ứng dụng vào trong sản xuất sản phẩm Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.
Hình 4: Lễ kí kết chuyển giao đề tài chiết xuất hoạt chất quý trong Sâm tố nữ
- Tính vị:
Rễ củ Sâm tố nữ có vị ngọt, cay, tính bình, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát, thoái chẩn, thăng dương, chỉ tả.
Hoa Sâm tố nữ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc rượu.
- Công dụng và cách dùng:
Theo kinh nghiệm dân gian, Sâm tố nữ thường dùng với liều 5mg/kg/ngày vào buổi tối để chống nếp nhăn, làm đen tóc và kích thích mọc tóc, giảm đục thủy tinh thể, hỗ trợ điều trị mất trí nhớ, tăng cường thể lực, tăng dẻo dai, tăng tuần hoàn máu và điều trị rối loạn giấc ngủ.
Gần đây, Sâm tố nữ còn được dùng để giảm các triệu chứng liên quan đến tuổi và thiếu hụt oestrogen như ngực chảy xệ, da nhăn, loãng xương và tóc bạc do có chứa các thành phần tác dụng tương tự như oestrogen.
- Tác dụng dược lí và các nghiên cứu khoa học về Sâm tố nữ:
Sâm tố nữ là thảo dược có tác dụng oestrogen mạnh nhất hiện nay. Đặc biệt năm 2005, trong một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học A. Matsumara, A.Ghosh, G.S. Pope, P.D. Darbre thuộc Khoa sinh học tế bào và phân tử, trường ĐH Reading (Anh Quốc) đã cho thấy: hoạt chất Deoxymiroestrol có tác dụng lần lượt mạnh gấp 1.000 và 10.000 lần so với 2 phytoestrogen là Daidzein và Genistin trong mầm đậu nành, là estrogen tự nhiên tốt nhất cho phái đẹp.
Việc tìm ra hoạt chất Deoxymiroestrol đã mở ra một liệu pháp bổ sung nội tiết tố mới hoàn hảo thay thế các liệu pháp bổ sung estrogen tổng hợp và estrogen từ mầm đậu nành.
Sâm tố nữ giúp giảm nhanh các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Nghiên cứu năm 2001 của tác giả Verasing Muangman cùng các cộng sự (Thái Lan) thử nghiệm công thức thuốc thảo dược từ Sâm tố nữ. Kết quả:
- Sau 1 tháng sử dụng với liều lượng 200mg/ ngày: 100% người dùng cải thiện các triệu chứng nóng bừng, trầm cảm, khô da.
- Sau 2 tháng: các dấu hiệu cải thiện trước vẫn được duy trì, giấc ngủ không còn bị rối loạn.
- Sau 3 tháng: vòng ngực săn chắc hơn, da sáng và mịn hơn, giảm cholesterol trong máu.
- Sau 4 tháng: hết hẳn các triệu chứng tiền mãn kinh, cơ thể khỏe mạnh và tinh thần tốt lên trông thấy.
Để làm rõ hơn tác dụng, năm 2004 các nhà khoa học Thái Lan còn tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Hat Yai – sử dụng Sâm tố nữ để điều trị cho phụ nữ có các triệu chứng tiền mãn kinh. Kết quả cho thấy: 100% người dùng sau 4 – 6 tháng đều cải thiện đáng kể các triệu chứng mất ngủ, bốc hỏa, da khô nhăn, cholesterol máu cao, thiếu máu cục bộ, loãng xương….
Bên cạnh đó, nghiên cứu trên còn chỉ ra rằng Sâm tố nữ giúp nồng độ FSH/LH (một hormone đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích buồng trứng sản xuất estrogen) luôn ở mức ổn định.
Năm 2007, các nhà khoa học người Thái tiếp tục tiến hành 1 thử nghiệm lâm sàng pha III so sánh tác dụng của Sâm tố nữ với oestrogen liên hợp (CEE) có phối hợp hoặc không với Medroxyprogesterol acetat (MPA) trong điều trị các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh và cho kết quả: Sâm tố nữ có tác dụng oestrogen tương tự CEE và có thể giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Sâm tố nữ giúp cải thiện chức năng sinh lý. Sâm tố nữ giúp cải thiện sinh lý rõ rệt thông qua cơ chế: giảm khô hạn và tăng sức khỏe âm đạo. Điều này đã được khẳng định trong một nghiên cứu lâm sàng tại trường ĐH Mahidol, Bangkok, Thái Lan năm 2007. Kết quả cho thấy:
- Sau 3 tháng: triệu chứng khô âm đạo ở nhóm dùng Sâm tố nữ giảm đi đáng kể.
- Đặc biệt sau 6 tháng, các chỉ số sức khỏe âm đạo như: độ ẩm, nồng độ pH, độ đàn hồi, thể tích dịch tiết (dịch âm đạo) tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt khi sử dụng chiết xuất Sâm tố nữ ở mức liều 5mg/kg/ngày cho kết quả: Tăng tế bào biểu mô âm đạo, tăng khối lượng âm đạo khô.
Trong một thử nghiệm lâm sàng của Manonai và cộng sự (2007), 51 phụ nữ mãn kinh dùng 20, 30, 50 mg/ngày sâm tố nữ trong 24 tuần giảm triệu chứng khô âm đạo và phục hồi biểu mô âm đạo bị teo, giảm pH âm đạo về acid.
Một năm sau đó, Manonai tiếp tục tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng placebo trong 24 tuần trên phụ nữ mãn kinh đã chứng minh rằng Sâm tố nữ có tác dụng bảo tồn xương tương tự oestrogen dựa trên đánh giá dấu ấn chu chuyển xương và sự giảm nồng độ phosphatase kiềm (ALP).
Sâm tố nữ chống oxy hóa và hạn chế quá trình lão hóa: Puerarin và daizein có tác dụng chống oxy hóa tương tự α-tocopherol. Nồng độ puerarin có mối liên quan rõ rệt với tác dụng chống oxy hóa của sâm tố nữ. nghiên cứu in vitro của T Chattuwwatthana và các cộng sự năm 2015 đã chứng minh dịch chiết sâm tố nữ có thể giảm tốc độ lão hóa da và có thể kết hợp trong thành phần của các sản phẩm chống nếp nhăn da.
Trong một nghiên cứu in vivo của Waranya Chatuphonprasert năm 2012 trên chuột bị cắt buồng trứng, kết quả đã cho thấy dịch chiết sâm tố nữ làm tăng đáng kể nồng độ chất chống oxy hóa glutathion (GSH) và tỉ lệ GSH/GSSH ở cả gan và tử cung, trong khi estradiol không có tác dụng này.
Sâm tố nữ giúp ngực săn chắc, hạn chế ngực chảy xệ: Trong một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Đại học Chulalongkorn Thái Lan và Anh Quốc, đã xác định được tỷ lệ phụ nữ sử dụng bột chiết xuất từ củ sâm tố nữ (liều 800mg/ngày trong 2 tháng) có hiệu quả làm nở ngực là 82% và săn chắc ngực là 88%.
Sâm tố nữ có thể phát triển ống sữa ở vú và mở rộng mô mỡ, tăng dây chằng xung quanh vú để định hình. Các ống chia nhánh từ núm vú vào bên trong vú, kết thúc bằng cụm các tiểu thùy, từ đó dẫn đến ngực săn chắc hơn. Sâm tố nữ có thể duy trì collagen, phát triển các tế bào da mới, làm cho vú mềm, mịn màng và nhìn tự nhiên.
Trích nguồn dẫn: http://tracuuduoclieu.vn/
Ý kiến của bạn