Estrogen có vai trò gì? Cơ chế tác dụng của estrogen đối với phụ nữ

35 views

Hormone estrogen là nội tiết tố nữ chính giữ vai trò chủ đạo trong việc duy trì nhan sắc, vẻ đẹp bên ngoài của nữ giới. Khi nói về tác dụng của estrogen đối với phụ nữ thì không thể bỏ qua vai trò giữ gìn sắc đẹp ngoại hình, duy trì sức khỏe sinh sản, làm ổn định sự chắc khỏe của xương, sức khỏe tim mạch, não bộ, hệ thần kinh… cho chị em.

vai-tro-cua-estrogen

Hormone Estrogen là gì?

Hormone estrogen (hay còn gọi tắt là estrogen) là một loại nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Bởi chứa hàm lượng cao nhất và có vai trò tác động đến nhiều bộ phận trong cơ thể nên estrogen được xem là hormone sinh dục nữ chính, giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy cơ thể nữ giới phát triển hoàn thiện và duy trì sắc đẹp – sức khỏe cho phụ nữ trong suốt cuộc đời.

Hormone Estrogen không chỉ có ở con người mà còn được tìm thấy trong các loại động thực vật. Để phân biệt, người ta gọi estrogen trong cơ thể người là estrogen nội sinh và estrogen chứa trong động thực vật là estrogen ngoại sinh. Trong bài viết này, samtonu.vn xin gửi đến bạn đọc chi tiết tác dụng của estrogen nội sinh đối với phụ nữ.

Các loại estrogen trong cơ thể phụ nữ

Ở phụ nữ, hormone estrogen được sản sinh chủ yếu từ buồng trứng và tuyến thượng thận (buồng trứng giữ vai trò chính).

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho thấy estrogen cũng có thể được sinh ra khi cơ thể nữ giới có lượng mỡ dư thừa lớn thông qua cơ chế chuyển hóa tế bào mỡ thừa thành estrogen. Đây là 1 lý do giải thích tại sao nữ giới thừa cân thường có nồng độ estrogen tăng cao hơn nữ giới bình thường.

Cấu trúc phân tử của 4 loại estrogen (Ảnh minh họa)

Các loại estrogen ở phụ nữ được chia thành 4 loại chính là: Estrone (E1); Estradiol (E2); Estriol (E3) và Estetrol (E4). Trong đó, Estradiol (E2) đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là phân loại mạnh nhất của hormone estrogen.

Một điều cần lưu ý khác là dù chia làm 4 nhưng các loại estrogen này không tồn tại đồng thời mà tùy từng thời điểm, tùy độ tuổi khác nhau mà 4 loại estrogen có thể xuất hiện với hàm lượng cao hoặc thấp khác nhau trong cơ thể phụ nữ. Cụ thể:

Estrogen Estrone (E1)

Estrone (E1) có công thức hóa học là: C18H22O2 . Đây là loại estrogen có nồng độ thấp, hoạt động yếu và thường được tìm thấy nhiều ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.

Estrogen Estriol (E3)

Estriol (E3) có công thức hóa học là: C18H24O3. E3 được tìm thấy với nồng độ khá cao trong thời điểm phụ nữ mang thai. Qua các theo dõi phân tích, người ta phát hiện rằng Estriol (E3) được sản sinh từ nhau thai. Ở phụ nữ không mang thai hầu như không thể tìm thấy hormone Estriol (E3).

Estrogen Estetrol (E4)

Estetrol (E4) có công thức hóa học là: C18H24O4. Đây cũng là một phân loại estrogen yếu chỉ tìm thấy trong thời điểm mang thai ở phụ nữ. Khác với Estriol (E3), hormone Estetrol (E4) được sản xuất độc quyền bởi tế bào gan của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Khi phụ nữ sinh em bé xong thì Estetrol (E4) cũng dần biến mất.

Estrogen Estradiol (E2)

Estradiol (E2) có công thức hóa học: C18H24O2. Được samtonu.vn nhắc tới sau cùng bởi lẽ Estradiol (E2) là phân loại estrogen chính có hàm lượng cao nhất, hoạt động mạnh mẽ nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến bộ máy sinh sản nữ, giúp duy trì nét xuân xanh, sắc đẹp và sức khỏe cho người phụ nữ.

Cấu trúc phân tử Estradiol (E2) – phân loại mạnh nhất của estrogen

Estradiol (E2) được sản xuất đặc biệt trong nang trứng của buồng trứng và tuyến thượng thận với nồng độ cao. Một thí nghiệm được tiến hành nhiều lần đã cho kết quả: Estradiol (E2) có tác dụng mạnh hơn 10 lần Estrone (E1) và mạnh hơn gấp khoảng 100 lần hormone Estriol (E3).

(Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Estrogen)

Vai trò và tác dụng của estrogen đối với phụ nữ

Không phải tự nhiên mà estrogen được xem là nội tiết tố nữ chính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, tuổi xuân ở nữ giới. Dưới đây là tác dụng của hormone estrogen đối với từng tế bào, các mô và cơ quan trong cơ thể phụ nữ mà có thể chị em chưa biết:

Vai trò của estrogen tới buồng trứng

Estrogen và buồng trứng có mối liên quan mật thiết với nhau. Buồng trứng chứa các nang trứng và kích thích nang trứng sản sinh ra estrogen. Và estrogen tác dụng ngược lại giúp buồng trứng phát triển hoàn thiện (trong độ tuổi dậy thì) và duy trì sự phát triển ổn định của nang trứng; thúc đẩy quá trình trứng phát triển, chính và rụng trứng một cách đều đặn 1 lần/tháng.

Tác dụng của estrogen với ống dẫn trứng (vòi trứng)

Estrogen có vai trò hoàn thiện vòi trứng (ở tuổi dậy thì) và duy trì độ dày ổn định của các thành cơ trong ống dẫn trứng nói riêng cũng như toàn bộ vòi trứng nói chung.

Hình ảnh minh họa vòi trứng và sự di chuyển trứng chín từ buồng trứng đến tử cung

Khi trứng chín, estrogen tác dụng lên các cơ vòi trứng nhằm di chuyển trứng chín (hoặc bào thai thụ tinh thành công) về tử cung.

Tác dụng của estrogen tới chu kỳ kinh nguyệt

Trước và trong giai đoạn rụng trứng, cơ thể phụ nữ tăng sản sinh hormone estrogen và progesterone – một nội tiết tố nữ khác làm tăng kích thước niêm mạc tử cung, tăng cường sự lưu thông máu và protein vào tử cung để chuẩn bị cho quá trình mang thai tại tử cung (nếu thụ tinh xảy ra thành công).

Trường hợp trứng không được thụ tinh thành công, progesterone và estrogen cùng giảm mạnh đột ngột khiến lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, chúng lẫn với máu và dịch nhầy tạo thành máu kinh trong lòng tử cung. Lúc này estrogen tiếp tục tác động kích thích co thắt đẩy máu kinh trong lòng tử cung ra bên ngoài, từ đó làm xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Bởi vậy, có thể nói hormone estrogen và progesterone là 2 yếu tố chính giữ vai trò quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ.

Tác dụng estrogen đối với cổ tử cung, âm đạo

Đối với âm đạo, estrogen có tác dụng duy trì ổn định kích thước âm đạo, phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo thông qua việc giữ môi trường axit trong âm đạo ổn định.

Đối với cổ tử cung, vai trò của estrogen là điều hòa dòng chảy của dịch niêm mạc tử cung giúp tinh trùng tìm đến trứng dễ dàng hơn, từ đó nâng cao tỉ lệ thụ thai thành công.

Vai trò của estrogen đối với sự phát triển bé gái tuổi dậy thì

Từ giai đoạn dậy thì đến khi trưởng thành, hormone estrogen có vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện cơ thể bé gái. Cụ thể:

Estrogen kích thích cơ thể bé gái tuổi dậy thì phát triển hoàn thiện

Dưới kích thích tác dụng của estrogen tới khung xương giúp cho bé gái phát triển cao lớn nhanh trong độ tuổi dậy thì. Đồng thời estrogen cũng tác động ức chế làm khung xương nữ giới phát triển ngắn hơn so với nam giới, xương vai nhỏ hơn, xương chậu phát triển lớn rộng hơn. Từ đó dần dần tạo nên các đặc điểm đặc thù trên cơ thể bé gái.

Estrogen tác động tích tế bào mỡ đến các vùng ngực, mông, đùi tạo nên các đường cong – vóc dáng mềm mại đặc trưng của cơ thể nữ giới.

Tác dụng của estrogen đến dây thanh quản giúp cho nữ giới có giọng nói thanh, âm độ cao và trong hơn so với nam giới.

Estrogen tác dụng kích thích làm cơ thể bé gái phát triển các nang lông androgen như: lông tay, lông chân dài hơn, có lông nách, lông mao tại vùng kín.

Estrogen cũng có vai trò làm tăng độ nhạy cảm với insulin – một loại hormone ảnh hưởng đến lượng mỡ và sự phát triển cơ bắp của bé gái trong tuổi dậy thì.

☛ Xem thêm: Thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì

Tác dụng của estrogen với phụ nữ mang thai

Trong thời kỳ phụ nữ mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể có xu hướng giảm sút để nhường chỗ cho sự sản sinh progesterone và các nội tiết tố nữ khác. Tuy nhiên, không vì vậy mà estrogen “vơi đi” tác dụng đối với phụ nữ và thai nhi.

Progesterone cùng estrogen giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh

Khi phụ nữ bắt đầu mang thai, estrogen tác dụng thúc đẩy gia tăng chất béo đến các mô liên kết ở tuyến vú giúp bầu vú phụ nữ có kích thước lớn hơn để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa nuôi em bé sau này.

Estrogen cùng với progesterone đảm bảo cho thai nhi phát triển ổn định và khỏe mạnh (tuy nhiên lúc này vai trò của estrogen ít hơn so với progesterone).

Sau khi phụ nữ sinh em bé, nồng độ estrogen sụt giảm mạnh để buồng trứng ưu tiên sản sinh hormone Prolactin – một hormone có vai trò kích thích tạo sữa mẹ để nuôi dưỡng em bé.

☛ Tìm đọc: Cách bổ sung estrogen sau sinh

Cơ chế tác dụng của estrogen với làn da phụ nữ

Làn da gồm 3 tầng chính là tầng biểu bì, tầng hạ bị và lớp mô mỡ dưới da, trong đó tầng hạ bì là phần cấu trúc da dày nhất giúp duy trì sự ổn định của làn da. Tầng hạ bì gồm 2 thành phần chính là các sợi collagen và sợi elastin đan xen liên kết chặt chẽ với nhau nhằm mục đích giữ chặt các phân tử nước để làn da đủ ẩm mịn màng, giúp phòng ngừa da khô và lão hóa da sớm.

Trong cơ thể, estrogen là hormone chính tác động kích thích sản sinh collagen duy trì sự khỏe mạnh của làn da. Khi cơ thể bị thiếu hụt estrogen cũng đồng nghĩa với hàm lượng collagen duy trì làn da bị giảm đi.

Thiếu hụt estrogen khiến phụ nữ gặp hàng loạt triệu chứng lão hóa sớm

Tình trạng này kéo dài không được cải thiện sẽ tác động làm xuất hiện lão hóa da sớm với các triệu chứng như: xuất hiện nám da nội tiết,  tàn nhang, da chảy xệ, nhăn nheo, có nốt đồi mồi, vệt chân chim… trên gương mặt phụ nữ.

Bởi vậy, chị em phụ nữ muốn sở hữu làn da khỏe căng mịn, sáng đẹp thì việc đầu tiên nên làm là cân bằng nội tiết tố estrogen trong cơ thể.

Công dụng của estrogen với hệ thần kinh

Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số cảm xúc (EQ) ở nữ giới có mối liên hệ với nội tiết tố nữ estrogen. Cụ thể là khi phụ nữ ở tuổi đôi mươi xuân sắc, hàm lượng estrogen dồi dào thì cuộc sống của họ rất giàu năng lượng tích cực, cảm giác cuộc đời luôn tươi mới, “nở hoa”.

Nhưng khi phụ nữ mang thai và sinh con, hoặc phụ nữ khi bước sang độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh ngoài 40 tuổi, sự suy giảm nội tiết tố nữ cùng áp lực cuộc sống khiến nữ giới thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, stress, làm tính tình cáu gắt, dễ nổi nóng, thậm chí xuất hiện chứng trầm cảm (ở phụ nữ sau sinh).

Tác dụng của estrogen tới nhu cầu sinh lý nữ

Estrogen tác động đến nhu cầu ham muốn của phụ nữ

Nhiều chứng minh đã cho thấy hormone estrogen tác dụng đến nhu cầu sinh lý và khả năng ham muốn tình dục ở cả nam giới và nữ giới. Khi phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố estrogen sẽ gây giảm ham muốn tình dục và nhu cầu gần gũi từ đó bị giảm thấp đi.

Vai trò của estrogen tới sự chắc khỏe xương

Trong cấu trúc xương, estrogen có vai trò duy trì mật độ khoáng của xương trong suốt cuộc đời. Nếu cơ thể nữ giới có hàm lượng estrogen cân bằng thì xương và các chi cũng trở lên chắc khỏe hơn.

Nhưng nếu phụ nữ bị mất cân bằng – thiếu hụt estrogen thì mật độ xương giảm dần, từ đó xương trở nên bị đau yếu và dễ gãy. Điều này cũng lý giải vì sao phụ nữ độ tuổi trung niên (ngoài 40 tuổi) thường xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp, tê bì tay chân, xương yếu, loãng xương… thậm chí có thể bị gãy khi xảy ra va chạm mạnh.

Phụ nữ trung tuổi dễ bị loãng xương do thiếu hụt estrogen trong cơ thể (ảnh minh họa)

Estrogen tăng cao hoặc thiếu hụt estrogen gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ?

Ở một người phụ nữ sức khỏe bình thường, hàm lượng estrogen trung bình qua các thời điểm đạt khoảng:

  • Trước thời điểm rụng trứng: từ khoảng 46 – 407 pmol/l.
  • Trong thời điểm rụng trứng: từ khoảng 315 – 1828 pmol/l
  • Sau thời điểm rụng trứng: từ khoảng 161 – 774 pmol/l.

(Các con số này có thể thay đổi xê xịch thấp hơn ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh và các bé gái trong độ tuổi dậy thì).

Estrogen tăng cao và thiếu hụt estrogen là 2 trạng thái mất cân bằng nội tiết tố estrogen thường gặp ở nữ giới với biểu hiện hàm lượng estrogen trung bình cao hơn hoặc thấp hơn so với mức độ trung bình. Dù là tăng cao hay thiếu hụt thì sự mất cân bằng estrogen đều gây ra những ảnh hưởng không có lợi đến sức khỏe, tâm sinh lý và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

Thiếu hụt estrogen gây các tác động không có lợi đến sức khỏe phụ nữ như:

  • Gây rối loạn kinh nguyệt hoặc có thể vô sinh (trong trường hợp nặng)
  • Làm tính tình thay đổi thất thường, dễ cáu gắt,
  • Giảm ham muốn tình dục, suy giảm sinh lý nữ.
  • Bị bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm.
  • Khó ngủ, mất ngủ hoặc gặp các triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
  • Làn da lão hóa, ngoại hình bị xuống sắc khiến nhiều chị em thiếu tự tin trong cuộc sống.
  • Cơ thể lão hóa sớm, sức khỏe suy giảm.

Mất cân bằng – thiếu hụt estrogen khiến kinh nguyệt không đều

Estrogen cao và dư thừa có thể làm tác nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho phụ nữ như:

  • Làm xuất hiện cục máu đông.
  • Có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp, bệnh u vú lành tính.
  • Có nguy cơ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng
  • Làm tăng nguy cơ bị đau tim.
  • Nguy cơ đột quỵ

Làm sao để cân bằng nội tiết tố nữ estrogen tự nhiên?

Tùy vào tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ là dư thừa hay thiếu hụt để bạn có thể tham khảo một số cách cân bằng nội tiết tố nữ tự nhiên phù hợp như:

Cân bằng nội tiết tố nữ estrogen do thiếu hụt

Một số cách cân bằng cải thiện estrogen mà chị em phụ nữ bị thiếu hụt có thể tham khảo như:

+ Tăng cường ăn các thực phẩm giàu estrogen ngoại sinh từ thực vật như: các loại rau bông cải trắng, bông cải xanh, súp lơ, mầm cải Brussel, bắp cải; ăn hạt ngũ cốc như hạt vừng, hạt lanh và quả mọng nước như dâu tây, việt quất, quả mâm xôi, quả đào… (xem thêm: Những thực phẩm giàu estrogen tự nhiên)

+ Luyện tập thể thao vừa phải. Không luyện tập quá sức bởi điều này có thể tác động làm giảm estrogen.

+ Giữ cân nặng ổn định, không để cơ thể bị quá gầy.

+ Tham khảo sử dụng TPBVSK Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có nguồn gốc từ sâm tố nữ – một loại thực vật giàu estrogen ngoại sinh (phytoestrogen).

TPBVSK Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là một sản phẩm được nghiêm cứu bào chế từ Sâm tố nữ giúp hỗ trợ cải thiện cân bằng estrogen trong cơ thể phụ nữ qua các thành phần và tác dụng:

Thành phần Sâm tố nữ trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có chứa 17 hoạt chất tác dụng tương tự Estrogen nội sinh; hoạt chất MiroestrolDeoxymiroestrol trong Sâm tố nữ có hoạt lực mạnh gấp 10.000 lần phytoestrogen trong mầm Đậu nành, nhờ đó bổ sung cân bằng nội tiết tố nữ estrogen, làm tăng ham muốn, tăng tiết dịch giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như: khô hạn, bốc hỏa, da lão hóa sớm, khó ngủ, mất ngủ… ở phụ nữ do thiếu hụt estrogen gây ra.

Hồng sâm trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có tác dụng bổ nguyên ích khí, bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt; hỗ trợ tăng cường estrogen trong cơ thể thông qua việc nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh.

Ngoài ra, các thành phần khác như: nhung hươu, nữ nang, thiên môn đông cũng có tác dụng hỗ trợ bồi bổ khí huyết, điều hòa hệ thần kinh, làm tăng quá trình tái tạo mô mới và tăng sinh tế bào hỗ trợ giúp chị em cải thiện giấc ngủ ngon hơn, làn da mịn màng, căng khỏe đẹp hơn.

Để tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh chính hãng hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan, chị em hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Cân bằng nội tiết tố nữ estrogen do dư thừa

Nếu bạn bị mất cân bằng nội tiết tố nữ do dư thừa estrogen, hãy tham khảo một số cách làm giảm estrogen không dùng thuốc như:

Phụ nữ bị estrogen quá cao nên ăn nhiều rau xanh và chất xơ

+ Tăng cường ăn nhiều rau xanh và chất xơ, hoa quả tươi (lưu ý nên tránh các thực phẩm giàu estrogen ngoại sinh).

+ Hạn chế tối đa việc dung nạp các loại thịt đỏ như: thịt cừu, thịt dê, bò, chó, ngựa, trâu… và bạn hãy thử tập cách ăn chay hàng ngày và theo dõi kết quả.

+ Hãy lên kế hoạch giảm cân nếu cơ thể bạn bị dư thừa cân nặng, béo phì.

+ Không sử dụng các đồ chứa chất kích thích như: rượu, bia, cafe, thuốc lá, chất chứa caffein, nước ngọt có gas…

+ Kiên trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

+ Trường hợp nặng phải dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thuốc điều trị phù hợp với tình trạng hiện tại.

Estrogen là hormone sinh dục nữ chính có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe thể chất và sắc đẹp của nữ giới. Tuy nhiên, giai đoạn phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường hay bị rối loạn nội tiết estrogen trong cơ thể nên bổ sung cân bằng Estrogen là việc làm không thể thiếu để duy trì sức khỏe và tuổi xuân của chị em phụ nữ.

★★ Tìm đọc thêm:

ĐẶT MUA SÂM NHUNG TỐ NỮ TUỆ LINH

Giá bán: 250.000đ/ hộp 30 viên

Nhập thông tin đặt hàng của bạn tại đây:
hộp
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn