Thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì và cách bổ sung an toàn

75 views

Thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì khiến nhiều bé gái lo lắng bởi nó khiến cơ thể phát triển chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Vậy thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì có nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả?

Vì sao estrogen là hormone quan trọng nhất ở bé gái tuổi dậy thì?

Estrogen là hormone sinh dục có cả ở nam giới và nữ giới. Ở nữ giới, estrogen được sản sinh chủ yếu từ buồng trứng và tuyến thượng thận. Ở nam giới, estrogen được sinh ra bởi tinh hoàn.

Mặc dù xuất hiện cả trong cơ thể nam và nữ giới nhưng nồng độ estrogen trong cơ thể nữ giới cao gấp rất nhiều lần so với nam giới. Vậy nên người ta thường quy ước estrogen là hormone sinh dục chính ở nữ giới, chịu trách nhiệm về sự phát triển, duy trì ổn định xuyên suốt cuộc đời người phụ nữ.

Estrogen giữ vai trò quan trọng với sự phát triển hoàn thiện bé gái tuổi dậy thì

Do lượng thông tin về nội tiết tố nữ estrogen quá lớn nên trong bài viết này, samtonu.vn chỉ xin đề cập tới vấn đề: hormone estrogen và mối liên hệ đến bé gái ở tuổi dậy thì.

Trong độ tuổi nhi đồng, cơ thể bé gái hầu như không sản sinh estrogen hoặc chỉ sản sinh estrogen với hàm lượng rất ít. Nhưng từ khi bước vào độ tuổi dậy thì khoảng 8 – 13 tuổi, buồng trứng và tuyến thượng thận bắt đầu hoạt động sản sinh estrogen với hàm lượng tăng dần giúp cơ thể bé gái có những thay đổi rõ rệt cả về mặt ngoại hình, thể chất cũng như tâm sinh lý.

Bé gái bước vào tuổi dậy thì được đánh dấu bằng sự xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên – thời điểm buồng trứng chính thức hoạt động tiết ra hormone estrogen kích thích hệ sinh sản và các bộ phận trong cơ thể phát triển hoàn thiện.

Nội tiết tố estrogen có sự biến đổi trong suốt cuộc đời người phụ nữ

Cụ thể khi được sản sinh, estrogen phân bổ đến các cơ quan tác động sâu sắc đến sự phát triển của bé gái ở tuổi dậy thì với các tác dụng như:

– Estrogen tác động làm hình thành đường cong đặc biệt trên cơ thể thông qua sự kích thích phát triển tuyến vú (vòng ngực), mông, đùi, eo…

– Giúp kích thích xương phát triển giúp bé gái tăng chiều cao nhanh trong độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên ở một góc độ khác, estrogen cũng có tác động hạn chế sự phát triển chiều cao ở giới tính nữ khiến đa số phụ nữ thường thấp hơn nam giới trưởng thành.

– Giúp làn da sáng hơn;

– Kích thích tuyến bã nhờn khiến da mặt mọc mụn.

– Giúp kích thích phát triển các cơ quan làm hoàn thiện toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các bộ phận trong hệ sinh sản như: buồng trứng, tử cung, vòi trứng, cổ tử cung, âm đạo…

– Làm bé gái tuổi dậy thì có giọng nói trong, thanh và cao hơn so với nam giới

– Kích thích mọc lông trên cơ thể như các vị trí: nách, lông chân, lông tay dài ra, có lông mu vùng kín.

– Ức chế sự phát triển râu trên gương mặt bé gái, giúp tạo nên các nét hình thái đặc thù.

☛ Chi tiết: Tác dụng của estrogen đối với phụ nữ

Hiện tượng thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì

Thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì là hiện tượng bé gái đã đến tuổi dậy thì nhưng nồng độ estrogen trong cơ thể thấp hơn ngưỡng bình thường (khoảng 20 – 350 pmol/l). Hệ quả cơ thể bé gái chậm phát triển, hình thái cơ thể ít thay đổi, chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến muộn hơn các bạn cùng tuổi… làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Tỉ lệ thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì không cao nhưng cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Các bé gái bị thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì thường đã qua 13 tuổi nhưng vẫn chưa có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, một số khác cho thấy: dù đã có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên nhưng bé gái lại gặp nhiều vấn đề khác liên quan đến sự phát triển cơ thể hoặc tâm lý.

Các biểu hiện thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì

Các dấu hiệu thiếu hụt estrogen có thể xuất hiện ở bé gái tuổi dậy thì:

– Có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên muộn (trên 13 tuổi vẫn chưa có kỳ kinh đầu tiên).

– Bị rối loạn kinh nguyệt. Dù đã có chu kỳ kinh đầu tiên nhưng nhiều tháng sau chưa có trở lại hoặc chu kỳ kinh không đều, tháng có tháng không.

– Lượng máu kinh không đều, có tháng nhiều, tháng ít.

Thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì khiến bé gái có lượng nguyệt san không đều

– Số ngày nguyệt san kéo dài hoặc ngắn thất thường.

– Vòng 1 chưa phát triển hoặc phát triển nhỏ hơn các bạn cùng tuổi.

– Hình thái cơ thể chưa có sự thay đổi, chưa có các “đường cong đặc thù” ở nữ giới.

– Giọng nói chưa cao, trong, vẫn có giọng nói trẻ con.

Thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì gây ra do đâu?

Buồng trứng chưa phát triển hoàn thiện là nguyên nhân chính thường gặp gây thiếu hụt estrogen ở bé gái tuổi dậy thì. Sự chưa hoàn thiện khiến buồng trứng sản xuất ít hàm lượng estrogen cho cơ thể, từ đó các bộ phận chậm kịch thích phát triển.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể tác động làm hình thành chứng thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì như:

  • Cơ thể bé gái gầy, bị thiếu hụt chất dinh dưỡng
  • Tuyến yên hoạt động kém
  • Bé gái đang điều trị các bệnh lý có thể làm ảnh hưởng chức năng buồng trứng
  • Do yếu tố tâm lý, sự tác động áp lực từ học tập, gia đình hoặc xã hội…
  • Có tiền sử gia đình về mẹ, bà nội, bà ngoại gặp các vấn đề về nội tiết tố nữ (ít xảy ra).

Cách nhận biết thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì

Mặc dù thiếu hụt estrogen có gây ra một số biểu hiện bên ngoài tuy nhiên điều này không chính xác 100%, nhiều bé gái có hàm lượng nội tiết tố bình thường cũng có thể xuất hiện một hoặc các triệu chứng trong giai đoạn đầu bởi buồng trứng chưa hoạt động ổn định (những sẽ dần ổn định và tự hết sau đó).

Xét nghiệm máu – cách xác định chính xác bé gái có thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì hay không?

Vì vậy, muốn xác định chính xác bé gái có bị thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì hay không thì cách tốt nhất là bạn nên đưa bé đến thăm khám sản khoa tại các địa chỉ uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét máu để đo nồng độ Estradiol (E2) – phân loại chính của hormone estrogen trong cơ thể hoặc kết hợp làm các xét nghiệm cận lâm sàng khác (nếu cần) để xác định chính xác bé gái có đang bị rối loạn nội tiết tố thiếu hụt estrogen không?

Cách bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì an toàn, hiệu quả

Vì đang trong độ “tuổi ăn tuổi lớn” nên nhìn chung việc bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì đơn giản và dễ thực hiện. Các mẹ có thể tham khảo một số cách bổ sung estrogen cho bé gái tuổi dậy thì bằng việc tạo lập các các thói quen, lối sống có lợi cho cơ thể; tăng cường ăn các thực phẩm giàu phytoestrogen tự nhiên; hoặc tham khảo bổ sung các thảo dược estrogen bổ sung cân bằng nội tiết tố nữ từ bên trong.

Bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì nhờ việc tập luyện thể thao mỗi ngày

Tập luyện thể thao hàng ngày không chỉ giúp nâng cao sức khỏe cho bé gái dậy thì, giúp xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tốt hơn mà thói quen này giúp cải thiện nội tiết tố estrogen trong cơ thể khá hiệu quả thông qua việc kích thích các bộ phận trong cơ thể (trong đó có buồng trứng) hoạt động hiệu quả hơn.

Yoga – môn thể thao rất có lợi cho nội tiết tố nữ

Yoga được xem là môn thể thao giúp đẹp dáng và tăng cường nội tiết tố estrogen khá hữu ích mà bé gái có thể tham khảo. Hoặc nếu là một cô gái có cá tính năng động, bé gái có thể lựa chọn các môn tập khác như: tập Gym, tập Aerobic; hoặc đi bộ, chạy bộ, chơi cầu lông, bơi…

Ăn các thực phẩm giàu phytoestrogen

Phytoestrogen còn được gọi là estrogen thực vật – là một hoạt chất chứa trong các loại thực phẩm được chứng minh có cấu trúc phân tử và hoạt động gần giống với estrogen khi đi vào cơ thể. Bởi thế, việc ăn tăng cường các thực phẩm giàu estrogen hàng ngày là cách làm giúp bổ sung estrogen tự nhiên vào cơ thể, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì cho bé gái mà các mẹ không nên bỏ qua.

Dâu tây – thực phẩm bổ sung estrogen thực vật hiệu quả

List danh sách một số thực phẩm giàu phytoestrogen có thể tham khảo:

  • Cá hồi
  • Hến, trai, hàu
  • Đào
  • Mận
  • Dâu tây
  • Hạt lanh
  • Hạt vừng (hạt mè)
  • Hạt óc chó
  • Chà là khô
  • Hạt dẻ cười
  • Rau cải xoăn
  • Bông cải xanh, bông cải trắng
  • Giá đỗ
  • Đỗ xanh

Chi tiết: Các loại thực phẩm bổ sung estrogen

Hạn chế ăn các thức ăn nhanh hoặc đồ uống chứa chất kích thích

Đồ ăn nhanh là món ăn vặt “khoái khẩu” của các bé gái tuổi dậy thì. Tuy nhiên, một số đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ hoặc chứa thành phần không cơ lợi cho nội tiết tố nữ, khi bé gái dung nạp thường xuyên vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng không tốt đến buồng trứng cũng như sự kích thích sản sinh estrogen từ buồng trứng.

Bé gái thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì nên hạn chế uống trà sữa

Vậy nên để nâng cao sức khỏe và góp phần cải thiện nồng độ estrogen trong cơ thể, bạn gái tuổi dậy thì nên hạn chế một số thức ăn nhanh không có lợi như:

  • Trà sữa chân trâu
  • Các loại bánh ngọt
  • Bánh kem
  • Bánh Gato
  • Xúc xích, lạp xưởng
  • Thịt xiên
  • Bánh ngô chiên
  • Bánh khoai chiên

Hoặc đồ uống và các loại chất kích thích gây hại như:

  • Nước ngọt có gas
  • Rượu
  • Bia
  • Cafe
  • Thuốc lá
  • Thuốc lá điện tử
  • Bóng cười

Bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì bằng thảo dược

Sâm tố nữ là loại thảo dược giàu estrogen thực vật đã được biết đến và ứng dụng làm đẹp cho phụ nữ cách đây hàng trăm năm.

Các nghiên cứu Y học hiện đại về củ sâm tố nữ gần đây đã cho kết quả: Sâm tố nữ có chứa ít nhất 17 hoạt chất có tác dụng tương tự estrogen nội sinh trong buồng trứng. Đặc biệt trong đó có 2 hoạt chất Miroterol và Deoxymiroestrol được chứng minh có hoạt tính mạnh gấp khoảng 1.000 – 10.000 lần so với phytoestrogen từ mầm đậu nành.

Bởi vậy, các chị em có thể tham khảo việc dùng Sâm tố nữ bổ sung estrogen cho bé gái tuổi dậy thì bị thiếu hụt estrogen nhằm giúp tăng cường nội tiết tố nữ để cơ thể bé phát triển ổn định trong độ tuổi niên thiếu.

Để sử dụng sâm tố nữ cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì, các bé gái có thể dùng ăn trực tiếp sâm tố nữ tươi; phơi khô nghiền thành bột pha nước uống hoặc đun sắc nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, quá trình sử dụng cần có cách sơ chế và sử dụng phù hợp để không bị oxy hóa làm giảm hoạt chất Deoxymiroestrol trong Sâm tố nữ – chia sẻ từ PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong – Nguyên Viện trưởng Viên Dược liệu Trung ương.

Tham khảo bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì với TPBVSK Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh

Với mong muốn ứng dụng thảo dược Sâm tố nữ vào chăm sóc sắc đẹp, cải thiện sinh lý các bé gái tuổi dậy thì bị thiếu hụt estrogen cũng như hàng triệu chị em phụ nữ Việt Nam; đồng thời cũng để giải quyết được vấn đề khó: hạn chế tối đa sự oxy hóa Deoxymiroestrol, chiết tách hoạt chất Deoxymiroestrol với hàm lượng cao nhất, Công ty TNHH Tuệ Linh đã bắt tay hợp tác với Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa Học Công Nghệ Việt Nam để tiến hành nhận chuyển giao quy trình chiết xuất và phân lập các hoạt chất chính trong Sâm tố nữ nhằm chiết tách được phytoestrogen trong sâm tố nữ với hàm lượng cao nhất; sau đó ứng dụng đưa sản xuất trên công nghệ dây truyền hiện đại để cho ra đời sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh.

TPBVSK Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là sản phẩm được nghiêm cứu bào chế từ Sâm tố nữ với tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ estrogen thông qua các thành phần

Thành phần Sâm tố nữ bổ sung 17 hoạt chất tác dụng tương tự Estrogen nội sinh, đặc biệt là hoạt chất MiroestrolDeoxymiroestrol giúp bổ sung phytoestrogen mạnh gấp 10.000 lần phytoestrogen trong mầm Đậu nành, nhờ đó bổ sung cân bằng nội tiết tố nữ estrogen cho bé gái tuổi dậy thì, hỗ trợ kích thích buồng trứng tăng cường hoạt động sản sinh estrogen nội sinh cho cơ thể.

Hồng sâm trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có tác dụng bổ nguyên ích khí, bổ huyết, giúp điều hòa kinh nguyệt và nuôi dưỡng buồng trứng mạnh khỏe.

Các thành phần khác như: nhung hươu, nữ nang, thiên môn đông giúp nuôi dưỡng làn da bé gái mịn màng, căng mịn và khỏe đẹp hơn.

Để tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh chính hãng hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan, chị em hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

☛ Tìm đọc thêm:

ĐẶT MUA SÂM NHUNG TỐ NỮ TUỆ LINH

Giá bán: 250.000đ/ hộp 30 viên

Nhập thông tin đặt hàng của bạn tại đây:
hộp
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Bình luận về bài viết

  1. ha đã bình luận

    Tuổi dậy thì cũng bị thiếu hụt estrogen ah, mình cứ nghĩ đây là lúc nhiều nhất, trẻ khỏe nhất cơ. Cảm ơn thông tin bài viết

  2. phương mai đã bình luận

    Mình có bé gái cũng đang tuổi dạy thì, chắc qua thông tin bài viết này mình cũng cho bé đi khám nội tiết xem sao.

Ý kiến của bạn